Chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn xác luôn là mong muốn không chỉ của những học sinh, sinh viên đang đứng trước ngã rẽ cuộc đời mà còn đối với cả phụ huynh và gia đình. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thói quen chọn nghề bằng cảm tính, bằng lời khuyên của mọi người xung quanh hoặc theo trend mà không biết bản thân mình thực sự thích gì. Do đó Tra cứu nghề nghiệp gửi đến bạn cách chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn ngay dưới đây.
Chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn có tác dụng gì?
Trước tiên, bạn phải biết được tầm quan trọng của một công việc phù hợp. Đừng nghĩ rằng công việc nào cũng giống nhau, mỗi ngành nghề đều có một đặc thù riêng, ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính, sức khỏe và tinh thần của người thực hiện nó. Một công việc phù hợp là công việc khiến bạn sẵn sàng hy sinh, đam mê nó dù gặp bất kỳ khó khăn thử thách nào.

Giúp bạn kiếm thêm thu nhập
Nghề nghiệp chính là công cụ chính giúp bạn kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn cứ nhất nhất chọn một lĩnh vực mà xã hội đang đào thải dần, bạn sẽ không có nguồn thu về tài chính, từ đó kéo theo nhiều vấn đề rất phức tạp. Đại học Oxford của nước Anh đã đưa ra một nghiên cứu với kết quả rất đáng giật mình: trong vòng 10 năm tới, 45% công việc hiện tại sẽ biến mất, được thay thế bằng công nghệ hoặc trí tuệ nhân tạo. Do đó, nếu bạn không theo đuổi một công việc phù hợp, bạn sẽ có nguy cơ eo hẹp về mặt tài chính, thậm chí là thất nghiệp nếu không linh hoạt.
Giúp bạn có thêm đam mê làm việc
Không những thế, một công việc phù hợp sẽ cho bạn một niềm đam mê mãnh liệt. Khi có đam mê, bạn thường sẽ làm việc và cống hiến hết mình, từ đó nhận về kết quả tốt, sự thăng tiến trong công việc và cả khả năng trở thành người dẫn đầu trong một lĩnh vực nào đó. Hiện nay, không còn hiếm những trường hợp mắc chứng trầm cảm do áp lực công việc hay phong trào nghỉ làm để nhận trợ cấp xã hội,…đây đều là hệ quả của định hướng nghề nghiệp sai, khiến con người mất đi động lực để cố gắng phát huy điểm mạnh của bản thân. Tìm được một nghề phù hợp, mỗi sáng thức dậy bạn sẽ không cần phải đấu tranh giữa đi làm hay ở nhà, bạn cũng không phải sợ hãi khi đối mặt với các buổi họp hoặc những tình huống khó nhằn phát sinh trong cuộc sống. Hãy thử nghĩ xem, mỗi ngày, bạn dành ra ⅓ thời gian với công việc, nếu bạn yêu thích nó, ⅓ thời gian trong ngày sẽ vui vẻ, ngược lại, đi làm sẽ giống như một cuộc hành xác.
⭐⭐⭐ Có thể bạn đang quan tâm tới Định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân
Giúp cuộc sống hạnh phúc hơn
Chọn được một công việc phù hợp, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Còn gì tuyệt vời hơn khi được sống vui vẻ, có thêm thu nhập và làm những thứ mình yêu thích. Nhiều người có quan điểm rằng: hãy trải nghiệm nhiều để biết mình thích nghề nghiệp gì. Thế nhưng, thời gian chúng ta tồn tại trên cõi đời này là hữu hạn, thật đáng tiếc nếu đến năm 70 tuổi bạn mới biết ngành nghề gì phù hợp với bản thân, trong khi nếu được định hướng chuẩn, bạn đã có thể theo đuổi nó từ khi 18. Tuổi thanh xuân của bạn đáng lẽ sẽ tràn đầy màu sắc và niềm vui, cuối cùng lại chìm trong chuỗi ngày đau khổ vật vã vì nhảy việc hết công ty này đến công ty khác, mất phương hướng, lạc lối, không thành bất cứ việc gì. Vì vậy, bạn có thể thấy, công việc không phải là việc bán thời gian công sức để nhận về tiền bạc, đó còn là mục đích sống và bạn xứng đáng được tận hưởng những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
Các công cụ giúp bạn chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn
Có một số công cụ chọn nghề mà bạn cần phải biết để đưa ra một quyết định đúng đắn cho bản thân. Trong bài viết này, Tra cứu nghề nghiệp sẽ đề cập đến 3 công cụ giúp bạn chọn nghề nghiệp rất chuẩn, đó là: trắc nghiệm chọn nghề phù hợp, chọn nghề nghiệp dựa trên bài test tính cách và chọn nghề nghiệp dựa trên Thần số học.

Các bài trắc nghiệm chọn nghề nghiệp phù hợp
Bài trắc nghiệm chọn nghề nghiệp phù hợp đầu tiên có thể kể đến là Trắc nghiệm nghề nghiệp Holland code test. Bài trắc nghiệm này được nghiên cứu và phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học người Mỹ John L.Holland, được áp dụng rất nhiều trong định hướng nghề nghiệp ở các nước khác nhau. Ở bài trắc nghiệm chọn nghề nghiệp này, ông đã đưa ra 6 nhóm thiên hướng nghề nghiệp được xếp theo hình lục giác, tương ứng với 6 nhóm ngành trong xã hội, bao gồm: Nhóm ngành quản lý, nhóm ngành xã hội, nhóm ngành nghệ thuật, nhóm ngành kỹ thuật, nhóm ngành nghiệp vụ và nhóm ngành nghiên cứu.
Sau khi thực hiện bài test, kết quả sẽ trả về bạn nằm ở 1 trong 6 nhóm người R – I – A – S – E -C tương ứng với những công việc khác nhau
Nhóm R (Realistic people): Những người sống thực tế
Nhóm người này nổi bật với tính cách quyết đoán và thích cạnh tranh. Họ quan tâm đến những công việc đòi hỏi kết hợp giữa đầu óc và vận động, giữ sự khéo léo và sức mạnh. Khi gặp những vấn đề trong cuộc sống, họ sẽ đứng dậy bắt tay vào giải quyết thay vì chỉ ngồi yên và suy nghĩ về chúng. Ngay cả trong cuộc sống hay học tập, nhóm người này cũng thích thực hành hơn là học lý thuyết. Những công việc phù hợp với nhóm người này có thể kể đến như: Thợ làm bánh, Đầu bếp, Kỹ sư máy bay, Kỹ sư, Thợ sơn, Kỹ sư ô tô, Thợ điện,Thợ làm kính, Y tá, điều dưỡng,…
Nhóm I (Investigative people): Nhóm người điều tra
Trái ngược hẳn với nhóm R sống thực tế, những người thuộc nhóm I lại thích quan sát và nghiền ngẫm thông tin hơn là vận động. Vì thế, nhóm người này thường có xu hướng thích ở một mình, thích các hoạt động cá nhân hơn là tổ chức. Với khả năng phân tích và nhanh nhạy trong xử lý thông tin, họ sẽ rất phù hợp khi làm việc với dữ liệu. Một số công việc dành cho người nhóm I có thể kể đến như Nhà khảo cổ học, Nhà hóa học, Nhà vật lý học, Nhà địa lý học, Nhà sinh vật học, Nha sĩ, Dược sĩ, Kỹ sư phần mềm,…
Nhóm A (Artistic): Nhóm người làm nghệ thuật
Nhóm A hay gọi cách khác là những người sinh ra để làm nghệ thuật. Họ rất sáng tạo, cởi mở, đối với họ, bất kỳ hành động, suy nghĩ hay công việc nào đều rất giàu màu sắc. Trí tưởng tượng bay bổng, nhạy bén của người nhóm A sẽ không phù hợp với những công việc liên quan đến máy móc hoặc việc phải thể hiện sức mạnh. Do đó, những người này sẽ phù hợp với những công việc liên quan đến sáng tạo như: Diễn viên, Giáo viên, Phóng viên, Nhiếp ảnh gia, Giám đốc marketing, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc sư,…
Nhóm S (Social people): Nhóm người xã hội
Giống như tên gọi, những người thuộc nhóm xã hội rất phù hợp với những công việc liên quan đến con người. Họ thích tiếp thu và truyền thụ tri thức, thích giúp đỡ người khác. Có thể nói, những người thuộc S giống như chất keo để gắn kết người với người, họ luôn đi tìm kiếm các mối quan hệ trong cuộc sống, thích được tương tác với thế giới xung quanh. Những công việc phù hợp với con người xã hội là Giáo sĩ, Bộ trưởng, Thị trưởng, Giáo sư, Giáo viên, Nhà hoạt động xã hội, Thủ thư, Nhà trị liệu, Tư vấn học đường,…
Nhóm E (Enterprising): Nhóm người dám nghĩ dám làm
Nhóm người có tính cách dám nghĩ dám làm hay còn gọi cách khác là nhóm người quản lý. Họ sinh ra đã có khả năng lãnh đạo và thuyết phục người khác. Mục tiêu sống của nhóm người này thường hướng nhiều đến danh vị, tiền bạc, họ tham vọng và theo đuổi chúng suốt cả đời. Do đó, không có gì phù hợp hơn nếu họ trở thành những người quản lý, nhà kinh doanh hay thực hiện những công việc lớn lao. Nhóm E có thể tham khảo các công việc như: Giám đốc tín dụng, Nhân viên bất động sản, Nhân viên bán bảo hiểm, Chủ doanh nghiệp, Quản lý khách sạn, Người vận động hành lang, Người mua bán chứng khoán,…
Nhóm C (Conventional): Nhóm người thông thường
Có thể nói, nhóm người này luôn yêu thích các quy tắc và rất coi trọng sự tự chủ trong cuộc sống. Nhóm C sẽ không phù hợp với công việc đòi hỏi ứng biến linh hoạt hoặc không có quy trình rõ ràng. Họ cho rằng, bất kỳ vấn đề nào cũng cần có hoạt động nhất quán, bộ não của họ giống như các ngăn tủ, luôn muốn được sắp xếp gọn gàng mọi chuyện. Những công việc dành cho nhóm C bao gồm: Kế toán, Kiểm toán viên, Thanh tra xây dựng, Người vận hành máy tính, Thủ thư, Thu ngân ở ngân hàng, Thư ký pháp lý, Giáo viên,…
Chọn nghề nghiệp dựa trên bài test tính cách
Một công cụ khác để đưa ra nhận xét phù hợp với bạn, đó chính là các bài trắc nghiệm tính cách phù hợp. Khi biết mình thuộc nhóm tính cách nào, bạn sẽ biết điểm mạnh điểm yếu của mình ra sao để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn. Trong các bài test về tính cách, phổ biến nhất phải kể đến MBTI (Myers-Briggs Type Indication). Bài trắc nghiệm này đã phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ trước, được Nhật Bản áp dụng trong thực tế từ năm 1962. Cho đến tận bây giờ, nó vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là để định hướng nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn.
⭐⭐⭐ Tham khảo thêm : chọn nghề theo tính cách
MBTI sẽ dùng 70 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các tình huống trong cuộc sống kèm đáp án để bạn lựa chọn. Sau khi hoàn thành những câu hỏi này, căn cứ vào kết quả, bạn sẽ nhận được những chữ cái tương ứng với nhóm tính cách của bản thân. Những nhóm tính cách của MBTI sẽ được xây dựng tên những nhân tố nhau:
-
Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (E – Extroversion) – Hướng nội ( I – Introversion)
-
Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan ( S – Sensing) – Trực giác (N – Intuition)
-
Quyết định và chọn lựa: Lý trí (T – Thinking) – Tình cảm (F – Feeling)
-
Cách thức và Hành động: Nguyên tắc ( J – Judgment) – Linh hoạt ( P – Perception)
Từ những nhân tố trên, bài trắc nghiệm chọn nghề nghiệp này đưa ra 16 nhóm tính cách, được ghép từ các chữ cái Tiếng Anh từ tên cấu thành của nó
STT |
Nhóm tính cách |
Ý nghĩa |
1 |
ISTJ – Người trách nhiệm |
Đây là loại tính cách phổ biến nhất, được sở hữu bởi 13% dân số trên thế giới. Họ rất tôn trọng sự thật, thích tiếp thu kiến thức và có trí nhớ tốt. |
2 |
ISFJ – Người nuôi dưỡng |
12.5% dân số thế giới thuộc nhóm tính cách này. Họ có lòng vị tha và phù hợp với những công việc văn phòng. |
3 |
ISFP – Người nghệ sĩ |
Khoảng 8% dân số mang tính cách ISFP. Họ là những người rất khó đoán và dễ thay đổi quyết định. |
4 |
ISTP – Nhà kỹ thuật |
5% dân số thế giới mang tính cách ISTP. Họ có khá nhiều những đặc điểm thú vị như khó thăm dò, tư duy logic và thường khiến mọi người cảm thấy bất ngờ. |
5 |
INFP – Người lý tưởng hóa |
Khoảng 4,5% dân số mang tính cách INFP. Họ khá điềm tĩnh, kín đáo nhưng có năng lượng rất lớn trong công việc và các mối quan hệ xứng đáng. |
6 |
INFJ – Người che chở |
Đây là nhóm tính cách khá hiếm khi chỉ 1% dân số thế giới sở hữu nó. Họ nói không nhiều nhưng lại có chính kiến mạnh mẽ và luôn tin tưởng vào bản thân mình. |
7 |
INTJ – Nhà khoa học |
Đây là nhóm tính cách được nhận xét là khá thú vị. Họ chiếm 2% dân số và thường rất bí ẩn, tự tin và có nguồn kiến thức dồi dào. |
8 |
INTP – Nhà tư duy |
Đây là nhóm tính cách chiếm 3% dân số và có đặc điểm là yêu thích lý thuyết và không quan tâm đến những thứ thực dụng. |
9 |
ENFJ – Người cho đi |
Mặc dù chỉ chiếm 2% dân số nhưng nhóm tính cách này lại có ảnh hưởng rất lớn đến mọi người. Họ được nhận xét là rất thú vị, lôi cuốn và chân thành. |
10 |
ENFP – Người truyền cảm hứng |
Nhóm tính cách này khá phổ biến khi chiếm 7% dân số. Họ thường rất tò mò về cuộc sống và có khả năng thấu hiểu người khác. |
11 |
ENTJ – Nhà điều hành |
Đây là nhóm tính cách chiếm 3% dân số và bẩm sinh đã có khả năng lãnh đạo rất tốt. Họ có cá tính riêng, lý trí và rất nhạy bén. |
12 |
ENTP – Người nhìn xa |
Nhóm tính cách ENTP chiếm 3% dân số và rát thích tranh luận. Do đó, họ có tư duy phản biện và có khả năng hoạt động trong lĩnh vực chính trị. |
13 |
ESFJ – Người quan tâm |
Đây là nhóm tính cách khá phổ biến, chiếm 12% dân số. Đặc điểm nổi bật của họ là tính thực tế, vị tha và hòa đồng với tất cả mọi người. Đối với công việc, họ cũng rất tận tâm và nghiêm túc. |
14 |
ESFP – Người trình diễn |
Nhóm ESFP chiếm 7.5% dân số và luôn muốn trở thành trung tâm của sự chú ý. Họ vui vẻ, bốc đồng, giàu tính sáng tạo và hấp dẫn người khác. |
15 |
ESTJ – Người giám hộ |
Nguyên tắc, truyền thống và ổn định là ba nét đặc trưng trong tính cách của ESTJ. Họ chiếm 11,5% dân số và có nhu cầu cao trong việc gắn kết với người khác. |
16 |
ESTP – Người thực thi |
Nhóm tính cách ESTP chiếm 4% dân số và mang tính cách rất thẳng thắn và có tính tập thể cao. Họ quan tâm nhiều đến hiện tại và luôn cố gắng nỗ lực hết sức vì đam mê của mình |
Như vậy, Tra cứu nghề nghiệp đã cung cấp cho bạn những cách để chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn. Lời khuyên lớn nhất dành cho bạn là đừng ngần ngại thử nhiều cách để biết bản thân mình có những lựa chọn nào. Và quan trọng hơn, hãy luôn tin tưởng vào năng lực tiềm ẩn của mình, nỗ lực hết sức vì đam mê, chắc chắn thành công sẽ sớm mỉm cười với bạn. Chúc bạn sớm tìm ra định hướng phù hợp với bản thân. Tìm hiểu thêm về định hướng nghề nghiệp bản thân trong tương lai vui lòng truy cập vào website: https://tracuunghenghiep.com/

Xin chào mọi người!
Tôi là Phan Bảo Khải người xây dựng và quản lý website tracuunghenghiep.com . Với hơn 10 năm học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về phân tích dữ liệu con người tôi tin rằng những kiến thức mình đem lại cũng như bộ công cụ Tra Cứu Nghề Nghiệp do tôi và đội ngũ của mình nghiên cứu và phát triển sẽ đem lại những kiến thức cũng như giải pháp và tư vấn nghề nghiệp chính xác nhất tới quý bạn đọc. Rất mong được mọi người đón nhận và đóng góp ý kiến để hệ thống Tra Cứu Nghề Nghiệp của chúng tôi ngày càng phát triển. Xin cảm ơn!
BÀI VIẾT CÙNG TÁC GIẢ
Định Hướng Nghề Nghiệp
Thực trạng đáng báo động về năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
Thị trường việc làm hiện nay tại Việt Nam đang có những biến động vô.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn kỷ nguyên số 4.0
Kỷ nguyên số 4.0 đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi nguồn.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Tìm Hiểu Về Tư Vấn Nghề Nghiệp Và Cách Định Hướng Nghề Nghiệp Tương Lai
Sự phát triển sự nghiệp là một hành trình kéo dài suốt cuộc đời kể.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Định hướng nghề nghiệp chuẩn cùng 8 loại hình trí thông minh
Nếu bạn muốn học hỏi để trở nên nổi trội, đặc biệt ở một lĩnh.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Tìm hiểu về mất định hướng nghề nghiệp ở những độ tuổi khác nhau
Mất định hướng nghề nghiệp đang là nỗi trăn trở, lo lắng của nhiều người hiện.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Tìm Hiểu Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Học Sinh Các Cấp Bậc
Định hướng nghề nghiệp được định nghĩa là quá trình tiếp nhận kiến thức và.