Định hướng nghề nghiệp được định nghĩa là quá trình tiếp nhận kiến thức và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện gia đình…và những yếu tố khác như mức thu nhập, cơ hội việc làm. Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin về định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở các giai đoạn khác nhau.

Hướng dẫn định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Ở giai đoạn trung học cơ sở, tuy chưa có sự khác biệt sâu sắc về các khối ngành nghề. Nhưng nếu sớm có được những nhận thức nhờ định hướng nghề nghiệp cho học sinh, các bạn sẽ tự định hình và vạch ra các nét cơ bản trong bức tranh nghề nghiệp trong tương lai.

Ngày nay khi Việt Nam đang phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các ngành nghề mới ra đời đòi hỏi nguồn lao động tri thức cao. Vì vậy để có thể đáp ứng được sự thay đổi của thị trường, cần có sự định hướng nghề nghiệp từ sớm cho học sinh.

Hướng nghiệp cho học sinh là công việc quan trọng
Hướng nghiệp cho học sinh là công việc quan trọng

Để theo kịp thời đại và sự phát triển của xã hội, bạn cần có định hướng nghề nghiệp đúng đắn từ sớm để tránh chọn cho mình một ngành vô căn cứ theo xu hướng. Đến khi học xong, khi thị trường lao động lại cần nhân lực trong ngành nữa sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái nghề.

Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ cấp cơ ở sẽ quyết định đến thành công của con trẻ về sau này. Điều cũng giống như bạn không biết đường nên tìm và định hình đường trước để biết mình nên đi như thế nào để không lạc và tiến xa nhất. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh cũng vậy, có định hướng rõ ràng thì các em có thể đi đúng đường và không bị lạc để phải quay lại mất thời gian và công sức của bản thân.

Các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Mặc dù trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, chính các em mới là người quyết định hướng học và nghề nghiệp của mình. Nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của những người làm quản lí, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh… đó là kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học sinh, con em trong việc lựa chọn hướng học và nghề nghiệp. Bởi lẽ các quyết định đưa ra cần phù hợp với khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi em. Ngoài ra cần quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng khác như điều kiện gia đình, hiện trạng hệ thống đào tạo và thị trường lao động.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh không hề đơn giản mà cần phải có những kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, có 2 điều cơ bản cần lưu ý đến như sau:

Không đợi đến năm cuối mới làm

Thông thường các trường học thường chỉ tổ chức định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 mà quên rằng: chỉ cần có khả năng tiếp nhận kiến thức thì hướng nghiệp cho học sinh càng sớm càng đưa các em xa hơn vạch xuất phát. Bước vào ngưỡng cửa trung học cơ sở đồng nghĩa với các em đã có cơ bản đủ năng lực để đón nhận những luồng thông tin mới về xã hội xung quanh. Vì vậy đừng đợi đến cuối cấp mới cho các em tiếp cận với kiến thức này, thay vào đó hãy đan xen chúng trong chương trình học cùng với những trải nghiệm mang tính chất định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đa dạng hình thức định hướng nghề nghiệp

Sự phát triển của xã hội cùng các trang mạng xã hội làm cho thế hệ học sinh bị cuốn vào vòng xoáy của những thú vui trước mắt. Do vậy việc định hướng ngành nghề cho học sinh gặp nhiều khó khăn hơn trong việc khiến các em tiếp nhận kiến thức. Vì thế với vai trò là người chỉ dẫn, định hướng cho học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh cần đa dạng hình thức định hướng nghề nghiệp bằng một số kênh như:

  • Sử dụng sách định hướng nghề nghiệp

  • Tổ chức các chương trình giáo dục hướng nghiệp

  • Xây dựng các hoạt động đan xen kiến thức nền tảng về các ngành nghề

Như vậy việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của riêng các em mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh và thầy cô nữa.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9

Bước vào năm học lớp 9 là khoảng thời gian quan trọng nhất trong bốn năm học trung học phổ thông. Mặc dù giai đoạn này các em chưa chính thức phải chọn cho mình một ngành nghề để theo học, nhưng ngôi trường cấp 3 mà các em theo học sắp tới và khối học sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các em sau này.

Ví dụ: một em học sinh mong muốn sau trở thành một bác sĩ với những hy vọng cao đẹp, nhưng vì thiếu hiểu biết về ngành và khối học mà trong suốt 3 năm THPT em đã học khối A01 hoặc D00. Đến khi bước vào kì thi THPT em học sinh mới nhận ra để theo học ngành y cần dự thi khối B00 thì đã quá muộn.

Nên định hướng nghề nghiệp từ sớm
Nên định hướng nghề nghiệp từ sớm

Trên đây chỉ là một trường hợp rất nhỏ của vấn đề do thiếu hiểu biết mà để ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Để những trường hợp tương tự như vậy thực sự các em rất đáng trách, nhưng chúng tôi lấy làm tiếc và thương cho các em. Đồng thời một phần trách nhiệm phải kể đến gia đình và nhà trường đã không có có các biện pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh kịp thời.

👉👉👉 Tìm hiểu thêm về Các ngành nghề phù hợp với nam

Hướng dẫn định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Đặt trên nấc thang đo mức độ quan trọng, nếu như định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS quan trọng 1 phần thì ở cấp bậc THPT chiếm thang điểm tuyệt đối.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10

Chương trình học THPT không giống ở cấp THCS nên các em sẽ có rất nhiều điều ngỡ ngàng cần đối mặt, đặc biệt là việc phải lựa chọn tổ hợp học.

Học sinh lớp 10 gặp nhiều khó khăn khi thay đổi môi trường học
Học sinh lớp 10 gặp nhiều khó khăn khi thay đổi môi trường học

Trước khi yêu cầu các em đăng ký khối học, các trường nên tổ chức định hướng nghề nghiệp cho học sinh của mình để các em nắm được mỗi tổ hợp sẽ có bao gồm những môn học nào. Quan trọng hơn là tổ hợp học đó sẽ hướng đến những ngành nghề nào. Việc này sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan và cụ thể cho con đường mình muốn chọn.

Hơn nữa các trường nên cho phép học sinh được thay đổi môn học nếu trong quá trình các em cảm thấy không phù hợp hoặc đăng ký thêm nếu cảm thấy còn phân vân.  Ví dụ, học sinh chọn tổ hợp có môn vật lý nhưng không có môn hóa học và vẫn còn phân vân thì có thể đăng ký lớp bổ sung môn hóa học hoặc các môn khác ngay đầu năm.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12

Năm học lớp 12 là thời điểm vàng để tiến hành tư vấn nghề nghiệp. Đây cũng là thời điểm vô cùng nhạy cảm của các em trước áp lực học tập, thi cử, gia đình,… và quyết định có tầm ảnh hưởng đến cả tương lai.

Về lý thuyết, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 là công tác được thực hiện bởi các giáo viên, các chuyên viên giáo dục. Theo đó sử dụng một số phương pháp, công cụ hỗ trợ để giúp các bạn học sinh 12 hiểu hơn về con người mình. Mục đích là nhằm tìm ra sở thích, mong muốn, khả năng của các bạn,… đồng thời kết hợp với xu hướng ngành nghề hiện tại định hướng con đường tương lai cho mình.

Lợi ích trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông

Theo khảo sát trung tâm dự báo nhân lực cho biết, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học. Vì vậy định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là nhiệm vụ cần đặt lên hàng đầu bởi nó gắn liền với nhiều lợi ích thiết thực trong nhiều khía cạnh như:

Về kiến thức

Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Biết cách tìm hiểu năng lực của bản thân, tìm hiểu về nghề nghiệp cần hướng đến, tìm hiểu thông tin về nguồn lao động và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân, Ngoài ra, thông qua chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, các em cũng sẽ biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế – xã hội đất nước từ đó có quyết định riêng cho mình.

Về kỹ năng

Các bạn học sinh có thể tự đánh giá được khả năng, cá tính của bản thân trong việc định hướng nghề nghiệp. Thông qua việc tìm kiếm thông tin nghề, thông tin thị trường lao động và các trường đào tạo để lựa chọn và xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho bản thân.

8 cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Mọi người thường có suy nghĩ học sinh trung học phổ thông là còn quá nhỏ để tự định hướng nghề nghiệp cho mình. Nhưng với 8 bước dưới đây thì không bao giờ là quá sớm để các em có thể xây dựng con đường sự nghiệp riêng cho mình:

#1. Giúp học sinh khám phá sở thích và tài năng của mình

Một trong những điều quan trọng nhất để giúp học sinh trung học lựa chọn một nghề nghiệp là đảm bảo rằng các em có hứng thú với nghề nghiệp đó. Nếu một học sinh không có hứng thú với ngành nghề nào thì khả năng cao chúng sẽ không phấn đấu để đạt thành tích tốt trong học tập. Ngoài ra, đối với cả quá trình học tập và con đường sự nghiệp sau này của học sinh, sự sa sút này có thể dẫn đến những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và trở ngại lớn để đến với mục tiêu.

Một cách tuyệt vời để định hướng nghề nghiệp cho học sinh xác định là đề nghị chúng lập một danh sách những thứ chúng thích tìm kiếm trên mạng internet. Đôi khi chúng ta quên rằng sở thích có thể dẫn đến một sự nghiệp viên mãn. Bởi chỉ cần giỏi một thứ gì đó, thì khả năng cao là ta sẽ có thể tận dụng điểm mạnh đó để kiếm sống.

#2. Trao đổi với các chuyên gia

Trao đổi với một người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể có thể giúp học sinh trung học biết thêm nhiều điều bổ ích trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chẳng hạn một ngành nghề cụ thể nào đó có phải là ngành nghề mà em muốn theo đuổi hay không. Thông thường khi còn trẻ, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng công việc mơ ước của chúng là lý tưởng và chỉ toàn màu hồng. Bằng cách tham khảo ý kiến ​​của những người có kinh nghiệm, học sinh có thể hình dung được những công việc thường làm khi đến với nghề nghiệp, lộ trình học tập và thậm chí là cả mức lương mình sẽ được nhận.

#3. Các bài kiểm tra và các khóa học năng khiếu

Nếu học sinh không chắc chắn mình phù hợp với loại nghề nghiệp nào hoặc công việc mà mình muốn làm sau khi tốt nghiệp là gì. Đối với trường hợp này các em hãy làm bài kiểm tra năng khiếu nghề nghiệp. Việc này có thể giúp hé lộ các kỹ năng tiềm ẩn và xác định các lĩnh vực nghề nghiệp mà tiềm năng của học sinh có thể tỏa sáng. Ngoài ra còn có nhiều khóa học trực tuyến mà con bạn có thể thử sức để quyết định xem chúng có đam mê với một môn học hoặc kỹ năng cụ thể hay không. Điều này giúp đảm bảo khả năng và sở thích  tương thích với chuyên ngành và con đường sự nghiệp trong tương lai.

#4. Thực tập

Quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh không thể không nhắc tới thực tập. Việc thực tập giúp các em không những tích lũy được kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình mà còn có cơ hội gặp gỡ được những người có thể giới thiệu, đề bạt mình trong tương lai. Mặc dù học sinh trung học có thể không được hưởng lương khi tham gia thực tập nhưng bù lại, kinh nghiệm mà các em tích lũy được sẽ là vô giá.

Thực tập giúp học sinh tăng kinh nghiệm và kĩ năng
Thực tập giúp học sinh tăng kinh nghiệm và kĩ năng

Những trải nghiệm thực tập và kinh nghiệm làm việc cũng tác động tích cực đến lý lịch của học sinh khi ứng tuyển vào đại học. Khi học sinh càng quen với việc học tập và làm việc, chúng sẽ có thể tích lũy nhiều năm kinh nghiệm làm việc liên quan mà nhiều ngành nghề thường yêu cầu ứng viên phải có khi tuyển dụng vào các vị trí tốt nhất.

#5. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch trước

Việc khuyến khích học sinh nghiên cứu những nghề nghiệp tiềm năng cần được thực hiện phổ biến hơn . Nếu học sinh đang có ý định làm nghề kỹ sư và nhận ra rằng mình không giỏi toán lắm, thì bây giờ là lúc chúng cần tìm kiếm sự giúp đỡ để cải thiện hoặc bắt đầu cân nhắc các con đường sự nghiệp khác. Điều này rất quan trọng để định hướng nghề nghiệp cho học sinh vì giúp cho các em nhận thức được những môn học cần tập trung. Nhờ vậy, học sinh sẽ có chuyên môn và kiến ​​thức cần thiết để trở thành một ứng viên sáng giá khi làm việc trong lĩnh vực mà mình đã lựa chọn.

#6. Tham gia Ngày hội việc làm

Nhiều trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp tổ chức các ngày hội việc làm cho học sinh và nhân viên tiềm năng. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để học sinh tham gia và tìm hiểu về các nghề nghiệp mà mình muốn lựa chọn khi định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Một số nghề nghiệp mà chúng  có thể tìm hiểu ở các sự kiện như này có thể là các nghề nghiệp mà chúng chưa từng cân nhắc tới.

Có vô số nguồn cung cấp thông tin tại các hội chợ việc làm và ngày hội việc làm, và rất có thể, các chuyên gia luôn sẵn sàng trực tiếp đưa ra những lời khuyên cho học sinh. Nếu con bạn là học sinh cuối cấp trung học, một ngày hội nghề nghiệp có thể cực kỳ hữu ích trong việc giúp chúng quyết định học trường đại học nào.

#7. Có kế hoạch dự phòng

Khác với nhiều thập kỷ trước, hiện nay có tới hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu sinh viên tốt nghiệp một chuyên ngành nào đó, và con số này nhiều hơn số nhu cầu về nguồn nhân lực. Tất nhiên không ai muốn làm nản lòng con cái và học sinh của mình hay cản trở ước mơ của chúng. Nhưng chúng ta cần phải thực tế khi định hướng nghề nghiệp cho học sinh hay con cái.

Thay vì chỉ tập chung về một kỹ năng duy nhất, có lẽ bạn nên có một kế hoạch dự phòng và thậm chí là vạch ra một kế hoạch dự phòng cho kế hoạch dự phòng đó của bạn. Điều này không có nghĩa là phải từ bỏ ước mơ về sự nghiệp sau này – tốt hơn hết là học sinh nên có một nguồn thu nhập được đảm bảo trong khi bản thân tiếp tục phấn đấu cho công việc mơ ước của mình.

#8. Bắt đầu từ sớm 

Việc tạo động lực cho học sinh có thể là một điều không dễ dàng khi định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Xét cho cùng thì đây là một giai đoạn mà có nhiều sự thay đổi ở cả nội tâm và bên ngoài đối với học sinh. Con bạn đang trong hành trình tự khám phá, hình thành lên nhân cách riêng của mình và sẵn sàng “rời tổ”. Hãy đảm bảo rằng con bạn có một định hướng rõ ràng thay vì chỉ đơn thuần là học đại học cho có.

Điều cần thiết là phải khuyến khích chúng bắt đầu suy nghĩ về các lựa chọn nghề nghiệp của mình, sau đó từng bước hoàn thành mục tiêu mà không bị kiểm soát hay kìm nén quá nhiều. Học sinh có thể không trực tiếp tìm đến bạn để xin lời khuyên, nhưng bạn luôn có thể nhắc nhở chúng về đường đi nước bước của mình khi chúng vẫn còn nhỏ.

Gợi ý định hướng nghề nghiệp cho học sinh chính xác nhất

Sử dụng trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, có lẽ không ít lần cha mẹ, thầy cô và chính các em gặp phải trở ngại về vấn đề tìm ra sở thích và năng lực cá nhân. Khi đó có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bài trắc nghiệm hướng nghiệp dưới đây:

Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp là công cụ hữu ích
Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp là công cụ hữu ích

Trắc nghiệm tính cách MBTI

Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lý, tính cách của một người, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Trắc nghiệm tính cách MBTI đặc biệt nhấn mạnh vào sự khác biệt về mặt tự nhiên của từng người dựa trên từng câu trả lời của họ cho các câu hỏi để suy ra những cá tính, tính cách riêng biệt của từng người. Dựa trên 4 tiêu chí:

  • Sensing (Giác quan)/Intuition (Trực giác); 

  • Thinking (Lý trí)/Feeling (Cảm xúc); 

  • Extraversion (Hướng ngoại)/Introversion (Hướng nội); 

  • Judging (Nguyên tắc)/Perceiving (Linh hoạt). 

Từ 4 tiêu chí trên, đưa ra 16 tính cách MBTI test khác nhau kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành. Đây là một trong những bài kiểm tra phổ biến và được ứng dụng hiệu quả nhất ở nước ngoài.

Kiểm tra tính cách Keirsey

Bài kiểm tra tính cách Keirsey dựa trên mô hình của Tiến sĩ David Keirsey, được phân loại với 4 tính cách:

  • Người giám hộ: có xu hướng nghiêm túc, tập trung vào những thành tựu và mang hướng truyền thống.

  • Người theo chủ nghĩa duy tâm: có lòng trắc ẩn và trừu tượng, thích tìm kiếm mục đích sâu sắc hơn cho những gì họ làm.

  • Người lý trí: tìm kiếm sự tự chủ, kỷ luật và năng lực độc lập

  • Người nghệ thuật: lạc quan và yêu thích nghệ thuật

Tiến sĩ Keirsey quan sát thấy rằng tính khí của một người ảnh hưởng đến những mục tiêu cốt lõi của người đó trong cuộc sống. Bằng cách khám phá tính cách của chính mình, bài kiểm tra sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học.

Các trang web tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngoài những bài kiểm test trắc nghiệm hướng nghiệp, các bạn có thể tham khảo thêm các trang web tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chỉ cần search từ khóa, vô số kết quả sẽ được hiển thị, điều này có thể khiến bạn nhanh chóng tìm được thứ mình muốn. Nhưng bên cạnh đó cũng có một vấn đề, bởi không ai trong chúng ta có thể tự đánh giá được mức độ uy tín của các trang web này khi chưa sử dụng. Vì vậy rất dễ có khả năng “tiền mất tật mang”, hiểu rõ mối lo ngại của bạn đọc, chúng tôi muốn đề xuất cho các bạn một trang web đã được nhiều người sử dụng với độ uy tín đáng kinh ngạc. Tại đây mọi vấn đề hay những thắc mắc sẽ được các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp giải đáp trong một nốt nhạc.

Tóm lại, định hướng nghề nghiệp cho học sinh có rất nhiều vấn đề xung quanh phải quan tâm. Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với mong muốn chia sẻ nỗi quan ngại, băn khoăn của các bạn khi hướng nghiệp cho bản thân hay con cái,… Nếu bạn thấy thông tin này có ích đừng quên chia sẻ đến mọi người xung quanh và hãy thường xuyên theo dõi tracuunghenghiep.com để đón nhận bài viết mới của chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *