Thị trường việc làm hiện nay tại Việt Nam đang có những biến động vô cùng lớn, sự phân bổ nguồn nhân lực chưa hợp lý, cũng như thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp gây ra tình trạng thất nghiệp số lượng lớn đối với người lao động hiện nay. Đặc biệt, mỗi năm chúng ta lại đón hàng triệu cử nhân ra trường, dù cầm trên tay tấm bằng đại học, nhưng nhiều cử nhân vẫn không biết sẽ phải làm gì, công việc nào phù hợp với mình. Vậy thực trạng năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay là như thế nào? Nguyên nhân, hậu quả khi năng lực định hướng nghề nghiệp yếu kém sẽ ra sao? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây, do đội ngũ Tra cứu nghề nghiệp khảo sát và đánh giá với nhiều sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội để cho ra những thông tin chất lượng nhất.

Thực trạng năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
Thực trạng 1: Thiếu kinh nghiệm, thừa thành tích
Bằng cấp luôn là điều kiện cần khi đi xin việc của bất cứ một cá nhân nào, nhưng kinh nghiệm, mức độ phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp mới là điều kiện đủ để nhà tuyển dụng quyết định có chọn bạn hay không.
Trong xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp thường ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm, sẵn sàng làm việc ngay. Bởi các công ty, doanh nghiệp không muốn tốn quá nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại một ứng viên ngay từ bước đầu.
Nhưng hiện nay, do thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp, nhiều cử nhân ra trường vẫn luôn tin rằng với tấm bằng, sự danh tiếng từ ngôi trường mình theo học, hoàn toàn có thể giúp bản thân vào được một môi trường tốt, mức lương hấp dẫn. Lý thuyết, kiến thức chuyên môn tới từ giảng đường, chỉ giúp bạn có năng lực tư duy tốt, nhưng thiếu mất sự cọ xát dẫn đến thiếu kinh nghiệm và vốn sống.
Thực trạng 2: Yếu kém hoặc thiếu kỹ năng mềm
Thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp, khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội việc làm chỉ vì thiếu kỹ năng mềm. Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay là có nhiều bạn trẻ không có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về yếu tố kỹ năng mềm. Do đó, hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều mơ hồ và không định nghĩa được tầm quan trọng của yếu tố này. Dưới đây, Tra cứu nghề nghiệp sẽ đưa ra một vài khía cạnh của kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm.
Khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, việc sở hữu năng lực ngoại ngữ không chỉ còn là điều kiện phụ, ngoại ngữ đã trở thành xu hướng và nếu không có bạn sẽ trở nên thụt lùi. Ngoại ngữ sẽ là công cụ giúp quá trình làm việc với đối tác nước ngoài, giúp gia tăng cơ hội hợp tác.
Bên cạnh đó, kỹ năng tin học văn phòng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, thiết yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Trong tương lai, công nghệ cũng sẽ giúp người lao động đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
Nhưng do năng lực định hướng nghề nghiệp yếu kém, sai lệch khiến nhiều sinh viên vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của hai yếu tố này. Dẫn đến, tình trạng lười học và có suy nghĩ “Trẻ không chơi, già hối hận”, kết quả là các bạn trẻ thiếu chủ động, không dành thời gian để trau dồi những kỹ năng thiết yếu này.

Kỹ năng xin việc
Chủ tịch công ty Job Bound – Brad Karsh từng chia sẻ: “Ngoài kia, có hàng vạn ứng viên nộp hồ sơ trên các trang mạng vào cùng một vị trí ứng tuyển. Nếu muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, hãy tìm cách biến CV của mình có được dấu ấn riêng và khác biệt so với những đối thủ còn lại”.
Qua câu nói này, chúng ta càng cần phải chú trọng vào năng lực định hướng nghề nghiệp. Các sinh viên cần phải rèn luyện để có kỹ năng viết một bản CV thu hút, đầy đủ nội dung, có sự khác biệt sẽ là một điểm cộng tuyệt hảo cho chiếc CV của bạn. Ngoài ra, việc tham gia các chương trình, cuộc thi do trường, công ty, doanh nghiệp tổ chức cũng là cách giúp bạn làm đẹp CV, tiến gần hơn tới các cơ hội việc làm hấp dẫn.
Thái độ với buổi phỏng vấn
Thái độ của ứng viên đối với buổi phỏng vấn, có tác động khá lớn đến quyết định tuyển chọn của doanh nghiệp. Trong quá trình phỏng vấn, việc tiếp xúc trực tiếp với ứng viên, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể quan sát biểu hiện: có tôn trọng công việc hay không, mức độ hiểu biết về công ty, sự trung thực…Ngoài ra, sự tương tác Face- to- Face sẽ giúp đánh giá các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, tư duy, thuyết trình, phản biện,…
Do đó, việc sở hữu năng lực định hướng nghề nghiệp sẽ giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm, tư duy giao tiếp với nhà tuyển dụng. Việc sở hữu thái độ cầu tiến, biết mình biết ta, khiêm tốn và đánh giá được ưu, nhược điểm sẽ giúp ứng viên ghi cực nhiều điểm với nhà tuyển dụng. Từ đây, khả năng được nhận việc càng cao.
Thực trạng 3: Thiếu chính kiến, chọn sai nghề
Theo khảo sát mà Tra cứu nghề nghiệp thực hiện, có đến 15 – 20 % sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết bản thân chọn sai ngành, sai nghề. Có nhiều nguyên nhân khiến các bạn rơi vào tình trạng này, nhưng về cơ bản đều xuất phát từ năng lực thiếu định hướng nghề nghiệp của đại đa số giới trẻ hiện nay.
Chọn nghề theo gia đình, cha mẹ:
Nhiều cha mẹ ở Việt Nam, luôn nhận định rằng mình là người đi trước, sẽ có nhiều kinh nghiệm, vốn sống, góc nhìn sâu sắc hơn con trẻ mà bắt ép chúng phải đi theo kế hoạch, mong muốn của bản thân. Nếu định hướng phù hợp thì không sao, nhưng nếu không phù hợp sớm muộn bạn sẽ chuyển sang ngành nghề khác. Hoặc vẫn theo mong muốn của cha mẹ, nhưng không đạt được niềm vui, niềm hạnh phúc khiến cho bạn trách ngược lại họ.
Việc thiếu chính kiến xuất phát từ năng lực định hướng nghề nghiệp yếu kém, khiến các bạn trẻ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, thuyết phục phụ huynh để đi theo nguyện vọng của riêng mình. Do đó, hãy nhớ rằng, cuộc sống là của bạn hãy làm chủ nó và biết chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

Chọn ngành nghề theo bạn bè
Đây là thực trạng thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp điển hình của hầu hết các học sinh THPT, sinh viên, người đã đi làm. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường, chúng ta ai cũng đều có một vài người bạn chí cốt, thân thiết sẵn sàng chia sẻ và mong muốn làm mọi thứ cùng nhau.
Do đó, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành nghề, trường đại học nào đó chỉ vì đơn giản bạn mình cũng chọn như thế. Nếu đỗ thì cả hai sẽ có cơ hội học tập cùng nhau, chơi cùng nhau. Nhưng rất ít bạn trẻ không quan tâm tới những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình học tập, tiếp cận cơ hội việc làm tương lai.
Chọn ngành nghề theo số đông
Khoảng vài năm trước đây, ngành tài chính – ngân hàng chính là một cơn sốt bởi mức lương “khủng”, cơ hội việc làm “cực lớn”. Do đó, rất nhiều bạn trẻ đã chọn và đăng ký học ngành này, hậu quả dẫn tới việc thừa quá nhiều cử nhân, làm việc trái với chuyên môn, chuyên ngành. Thậm chí một số sinh viên cảm thấy bản thân không hề phù hợp với ngành này, nhưng do có quá nhiều người lựa chọn nên vẫn quyết định đăng ký.
Đây là một thực trạng khá đang buồn của một bộ phận đa số giới trẻ, thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Do đó, trước khi quyết định theo ngành, theo nghề nào hãy cân nhắc kỹ càng bản thân với các yếu tố như: sở thích, tính cách, năng lực bản thân, điều kiện gia đình, nhu cầu xã hội….để không xảy ra tình trạng hối hận vì chọn sai ngành, sai nghề.
Nguyên nhân dẫn đến năng lực định hướng nghề nghiệp yếu kém
Thực trạng đáng báo động về năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên là vấn đề khá nhức nhối, nhưng tất cả vấn đề sẽ đều có nguyên nhân của nó. Sau đây, sẽ là một số nguyên nhân chính dẫn tới mất năng lực định hướng nghề nghiệp của đại đa số giới trẻ hiện nay.
Thiếu định hướng trong thời gian đi học
Hầu hết các sinh viên khi bước vào cánh cổng đại học đều ôm trong mình một giấc mơ, hoài bão. Bạn mơ trong môi trường mới bạn sẽ tự tin, bạn mơ sẽ có một nhóm bạn thân sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, bạn mơ cuộc sống ở thành phố mới sẽ hạnh phúc….Nhưng không ít bạn trẻ lại chỉ mơ, chứ không thật sự năng động, và có tinh thần cầu tiến để nắm bắt cơ hội đến với mình.
Hãy nhớ rằng, đích đến cuối cùng của việc học tập chính là có bằng cấp, dù hiện tại đây không phải là yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng quan tâm. Việc đi học gần cả ⅓ đời người có một tấm bằng để chứng minh quá trình này bạn đã cố gắng, chăm chỉ như thế nào có lẽ là điều nên làm. Nhưng trên thực tế, rất ít sinh viên khi đang ngồi trên giảng đường nghĩ được điều này, sự vô tư khiến các bạn trẻ ít nghĩ tới sự tương quan giữa việc học và đi làm trong tương lai đều dễ dàng được quyết định thông qua quá trình cố gắng.
Việc thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp, khiến rất nhiều bạn chọn sai ngành, sai nghề. Tại Việt Nam, có tới 40% số sinh viên đi học được định hướng nghề nghiệp thông qua cha mẹ. Người lớn luôn có tư duy chọn những ngành nghề an toàn cho con, họ sẽ hướng con cái tới nghề mà học thích mà không để ý tới sở thích, năng lực, tính cách của con nằm ở đâu.

✡️➡️➡️➡️ Tham khảo thêm Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Đổ lỗi
Một trong những vấn nạn của thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp chính là đổ lỗi. Khi ra trường dù cầm trên tay tấm bằng đại học, nhưng nhiều sinh viên vẫn không xin được việc, do đó đã không ngần ngại đổ lỗi lên trường đại học của mình. Các bạn sinh viên này cho rằng, chương trình giảng dạy và hoạt động tại trường không giúp họ tíhc lũy đầy đủ các kỹ năng thiết yếu cho công việc. Tuy nhiên, nhà trường chỉ phần nào rèn luyện cho người học, một số khía cạnh cơ bản như thuyết trình, phản biện, tư duy sáng tạo… Do đó, bạn cần tự trau dồi bản thân hơn qua việc làm thêm, cuộc thi thực tế…
Ngoài ra, một số khác được tự do lựa chọn ngành nghề thì lại chay theo xu hướng ngành hot, ngành lương cao dù không biết đam mê, sở thích của mình có phù hợp hay không. Tới khi thấy học không phù hợp, lại bắt đầu đổ lỗi cho ngoại cảnh, thấy ân hận vì đã chọn ngành nghề đó.
Nói chung, năng lực định hướng nghề nghiệp là bước đầu tiên và vô cùng quan tọng trong sự nghiệp của mỗi người. Do đó, chỉ cần hướng nghiệp sai 1 ly cũng có thể khiến chúng ta phải đi cả vạn dặm để quay đầu lại.
Học tập thụ động
Có lẽ xuất phát từ năng lực định hướng nghề nghiệp yếu, cho nên nhiều sinh viên hiện nay rơi vào tình trạng học tập thụ động. Luôn trong trạng thái đợi chờ giảng viên cung cấp tài liệu, kiến thức chứ không chủ động chuẩn bị. Việc lười khám phá và áp dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn khiến các bạn trẻ lười tư duy, động não.
Với cách học tập thụ động như vậy, nhiều sinh viên dần trở nên mông lung với mớ kiến thức cơ bản được học, bản thân ít tư duy càng trở nên lười biếng hơn. Chính vì thế, các bạn trẻ này không có sự chủ động trong bất cứ hoạt động nào, nên khi ra trường cũng lười chủ động tìm kiếm những cơ hội cho bản thân mình. Ngoài ra, thị trường lao động tại các thành phố lớn luôn sôi động và đào thải mỗi ngày, nên không chủ động chính là tự khiến quá trình tìm việc trở nên khó khăn và không đúng sở trường.
Không có vốn ngoại ngữ
Trong thời buổi nền kinh tế hội nhập, việc sở hữu ngoại ngữ giống như một tấm vé hạng sang, đây chính là công cụ hỗ trợ chúng ta có cơ hội bước vào một vị trí bất kỳ nào đó, trong tất cả các ngành nghề của xã hội.
Hiện nay, tiếng Anh được xếp như một tiêu chí bắt buộc phải có khi nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Tiếng Anh gần như đã được phổ cập trong mọi chương trình giáo dục, phủ rộng khắp tất cả các trường học, cấp học. Đủ để thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong kỷ nguyên số 4.0.
Thế nhưng làn sóng thất nghiệp của các cử nhân hiện nay, lại xuất phát từ thiếu khả năng ngoại ngữ. Thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp khiến các bạn trẻ có thái độ học tập thụ động, lười khám phá và không chịu tiếp xúc với môi trường thực tế. Dù học rất nhiều năm, nhưng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu tiếng Anh, để đến khi ra trường, kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ chỉ là một con số 0, thì thực quá đáng báo động và đáng buồn.
Nhìn chung, học tiếng Anh là một quá trình cần nỗ lực, chăm chỉ, nếu không muốn lãng phí thời gian và có được tấm vé thông hành cho con đường thăng hoa trong sự nghiệp. Hãy cố gắng hết mình vào việc học rèn luyện kỹ năng tiếng anh để không bị thụt lùi trước thời đại.
Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm
Bệnh thành tích, quan trọng bằng cấp đã ăn sâu từ lâu vào tư tưởng của sinh viên hiện nay. Các bạn trẻ chỉ “cắm đầu” vào việc học mà không quan tâm tới những yếu tố khác cũng quan trọng không kém. Đây là một trong những nguyên do lớn nhất khi thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp, dẫn tới việc đào tạo ra nhiều cử nhân “có tiếng nhưng không có việc”.
Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm vẫn luôn là hai yếu tố hàng đầu được nhà tuyển dụng hết sức chú trọng, quan tâm. Đặc biệt, kỹ năng mềm quan trọng hơn cả, bởi nó thể hiện được sự rèn luyện, cố gắng của mỗi người từ những hoạt động hàng ngày, đơn giản trong cuộc sống. Kỹ năng mềm được ví như phần chuôi của con dao, bởi phần này có bền, có chặt thì con dao mới sử dụng được một cách hiệu quả.
Hiện nay, thực trạng nhiều sinh viên đi học chỉ muốn “làm tròn” trách nhiệm đi học, học cho mình nhưng mà như học cho ai. Thời gian còn lại, các bạn dành nhiều thời gian để gặp gỡ bạn bè, giả trí, chơi game…Gây xao nhãng trong học tập, bởi vậy các bạn cực kỳ yếu trong vấn đề tiếp xúc xã hội. Điều này, sẽ gây ra khủng khoảng, vỡ mộng sau khi tốt nghiệp của đa số bộ phận sinh viên mới ra trường.

Hậu quả của thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp
“Chọn sai ngành học, chết nửa cuộc đời” thật sự quá đúng cho thời điểm hiện tại. Chúng ta tiêu tốn ⅓ cuộc đời cho việc học tập chuyên môn, học tập trau dồi thực tế, nếm trải cay đắng ngọt bùi trên con đường tiến tới đỉnh cao của sự nghiệp. Do đó, năng lực định hướng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi nó có tác dụng giúp chúng ta đi đúng hướng.
Lãng phí thời gian
Do thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp, rất nhiều bạn trẻ đã bỏ phí nhiều năm trời, chỉ để học ngành mà bố mẹ, gia đình mong muốn hoặc chạy theo xu hướng ngành nghề hiện tại. Kết quả là đánh mất thời gian quý báu, có bằng cấp nhưng lại không làm việc đúng ngành nghề.
Đây cũng là lý do khiến phần lớn học sinh, sinh viên khao khát được quay lại thời điểm chọn nghề để đưa ra quyết định phù hợp về sự yêu thích, năng lực của bản thân được đến đúng nơi mong muốn.
Trên thực tế, vẫn có những người bằng lòng chấp nhận số phận, tiếp tục đi theo con đường đã sai lệch, khiến tới lúc quá chán nản mệt mỏi, cảm giác đọng lại chỉ là sự hối hận.
Lãng phí chất xám
Bên cạnh việc lãng phí thời gian, chất xám cũng là yếu tố bị lãng phí nhiều nhất khi lựa chọn sai ngành nghề. Trong thời gian học tại trường, bạn cần hoàn thành các bài thi, ôn tập để viết khóa luận, thể hiện cần sự tập trung trong quá trình đi học, nhưng sau khi ra trường, nhiều sinh viên “cất bằng” chuyển sang làm những ngành nghề khác không liên quan tới chuyên ngành học.
Đây là hệ quả của những sinh viên thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp, trong quá trình ở giảng đường đã không nỗ lực hết mình, coi việc đi học là nghĩa vụ mà không chau chuốt về mặt tư duy, học hỏi. Điều này, gây ra sự hạn chế hiểu biết, thiếu kinh nghiệm tiếp xúc xã hội, tư duy mơ hồ. Do đó, đi xin việc không xác định được năng lực của mình, tâm lý lo ngại khiến nhiều sinh viên đánh mất cơ hội việc làm.
Xác định phương hướng nghề nghiệp không rõ ràng
Thiếu năng lực định hướng nghề nghiệp khiến tình trạng sinh viên làm trái ngành nghề diễn ra khá phổ biến trong xã hội. Dù trong kỷ nguyên số, thị trường lao động vô cùng phát triển, nhưng vẫn có rất nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Thất nghiệp là những người đang trong độ tuổi lao động, nhưng lại không có việc làm hoặc đang đi tìm việc. Và hiện thực này diễn ra khi mà con người chúng ta không thể xác định nghiêm túc, rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Yếu tố này được thể hiện khi sinh viên đi học nhưng không biết sau này sẽ làm gì, đi học theo định hướng của cha mẹ, đi học theo xu hướng công việc. Chính những điều này khiến bản thân các bạn trẻ không biết phải đi về đâu khi bước chân ra khỏi cánh cửa đai học.

Lời khuyên giúp gia tăng năng lực định hướng nghề nghiệp
Giữ tinh thần thoải mái
Đừng quá căng thẳng và tự tạo áp lực cho bản thân, bạn hãy nghĩ rằng ngày mai là một ngày mới, cố gắng mỗi ngày với sự thanh thản , vui vẻ. Gạt bỏ những tâm trạng nặng nề, ngớ ngẩn sẽ giúp tâm trạng bạn lạc quan, thoải mái nhất. Điều này sẽ có tác dụng tránh áp lực, căng thẳng rõ rệt khi bạn đi tìm việc.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lối sống lành mạnh, kết hợp thể dục thể thao, vừa giúp cải thiện sức khỏe, vừa giúp tinh thần mình sảng khoái vui vẻ. Hoặc bạn có thể theo đuổi những đam mê của mình, vì trong thời gian tìm việc bạn sẽ có nhiều suy nghĩ mông lung, hãy làm gì đó như: học nhảy, học ngoại ngữ, hay tụ tập bạn bè đi du lịch,…Đây là khoảng thời gian gap year (tạm gác lại những công việc bộn bề để tập trung cho những hoạt động, trải nghiệm mong muốn), bạn có thể dành thời gian để chuẩn bị cho một bộ hồ sơ ấn tượng, sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp để chinh phục con đường phía trước thật thuận lợi.
Lên một ý tưởng khởi nghiệp
Rất nhiều sinh viên trước khi ra trường đã luôn nung nấu ý chí khởi nghiệp. Thời điểm này cũng vô cùng thích hợp để bạn thực hiện những ý tưởng, khao khát ấp ủ bấy lâu nay. Có rất nhiều tấm gương đã khởi nghiệp thành công trong giai đoạn tìm việc, nhưng khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố, kỹ năng, ý tưởng, kiên trì bền bỉ, không ngại thử thách để biến ước mơ, hoài bão thành sự thực.
Đây là thời gian được phép “sai”, để tích lũy và trưởng thành, biết đâu đây chính là thời gian bạn tìm ra được đam mê, mong muốn, đường đi chính xác của bản thân trong tương lai.
Thử sức mình với nhiều công việc tại các thành phố lớn
Tại các thành phố lớn có rất nhiều cơ hội cho bạn trải nghiệm với nhiều ngành nghề khác nhau, bạn có thể thỏa sức lựa chọn việc làm nhanh phù hợp với chuyên môn của mình. Ban hoàn toàn có thể tiến hành cách tạo hồ sơ xin việc trên 24h hoặc tạo hồ sơ trên các trang mạng uy tín để nhanh chóng tim được công việc phù hợp trên các bản thông tin như tìm việc làm ở Tiền Giang, Cần Thơ, Long An,. Thực tế công việc khác xa với những kiến thức đã học tại trường đại học. Nếu bạn đã hiểu rỡ bản thân thích hợp với nghề nghiệp gì, hãy đừng chần chừ mà không thử sức với những công việc đó.
Tại các thành phố lớn, thị trường lao động vô cùng đa dạng và có nhiều cơ hội để bạn có thể trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, bước chân ra một thành phố khác cũng chính là tự mở rộng cơ hội việc làm ra cho mình. Thực tế, môi trường làm việc khác xa với những kiến thức, lý thuyết được học trên trường đại học. Nếu không biết rõ bản thân mình muốn gì, thích hợp với nghề nghiệp gì, nên đừng chần chừ mà không thử sức bỏ với những công việc tại một thành phố tuyệt vời.

Ngoài ra, cũng đừng ngại thay đổi môi trường, bởi vì ở những thành phố mới, môi trường mới sẽ có rất nhiều việc để bạn cân nhắc, và tới khi tìm thấy việc làm nhanh thật phù hợp với bạn.
Phát triển duy trì các mối quan hệ
Làm việc, học tập nhưng đừng quên tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Việc giao tiếp, có cơ hội tiếp xúc trò chuyện với mọi người xung quanh, lắng nghe và tâm sự chính là cách học hỏi tốt nhất, giúp các kiến thức xã hội, đời sống nâng cao.
Có mối quan hệ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau chính là cách bạn tiến nhanh hơn tới sự nghiệp, những người này sẽ có khả năng tư vấn, giúp đỡ nếu bạn đang mắc kẹt trong lĩnh vực mà họ hiểu biết. Đặc biệt, nếu là một nhà startup bạn hoàn toàn có thể tìm ra các cơ hội của riêng mình, sẽ có những tiềm lực vô cùng lớn khi có môi quan hệ tốt trong hành trình khởi nghiệp.
Tích lũy kinh nghiệm, vươn ra biển lớn
Nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành nghề dựa theo ưu điểm nổi trội của bản thân, điều này khiến bạn có nhiều năng lực, động cơ để vượt qua những khó khăn và tiếp tục theo đuổi đam mê, ước vọng. Bạn có thẻ lựa chọn học tiếp, việc học nâng cao kiến thức là điều tạo nên sự khác biệt của bạn đối với tình trạng thừa nhân sự, nhưng thiếu việc như ngày nay.
Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao năng lực, khả năng hơn là bằng cấp. Do đó, việc lựa chọn phương án vừa học vừa làm, lấy kinh nghiệm sau đó học tiếp cũng là một cách hay để vừa có kiến thức chuyên sâu và vừa có kiến thức thực tiễn.
Ngoài ra, nếu lựa chọn học tiếp hãy cân nhắc tới vấn đề học phí của chương trình đào tạo, thông tin về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy,…của nơi mình lựa chọn để trau dồi, tích lũy kiến thức.
Qua những chia sẻ trên, có thể thấy năng lực định hướng nghề nghiệp là bước quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp của mỗi người, nên hãy sáng suốt khi đưa ra bất cứ quyết định liên quan tới ngành học, cơ sở đào tạo, các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Thực trạng đáng báo động về năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay, là một điều vô cùng đáng buồn trong xã hội đòi hỏi những nguồn nhân lực tài giỏi, nhiều chuyên môn. Mục đích của bài viết này, giúp cho chúng ta có được góc nhìn chân thật về nhu cầu việc làm và những yếu tố đáng buồn trong năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi đưa ra sẽ giúp quý độc giả có những quyết định, định hướng tương lai phù hợp với bản thân. Ngoài ra, bạn đừng quên theo dõi Website định hướng nghề nghiệp để cập nhật thêm nội dung bổ ích và thú vị về các ngành nghề nhé. Chúc các bạn sớm đạt được những thành công trong tương lai.

Xin chào mọi người!
Tôi là Phan Bảo Khải người xây dựng và quản lý website tracuunghenghiep.com . Với hơn 10 năm học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về phân tích dữ liệu con người tôi tin rằng những kiến thức mình đem lại cũng như bộ công cụ Tra Cứu Nghề Nghiệp do tôi và đội ngũ của mình nghiên cứu và phát triển sẽ đem lại những kiến thức cũng như giải pháp và tư vấn nghề nghiệp chính xác nhất tới quý bạn đọc. Rất mong được mọi người đón nhận và đóng góp ý kiến để hệ thống Tra Cứu Nghề Nghiệp của chúng tôi ngày càng phát triển. Xin cảm ơn!
BÀI VIẾT CÙNG TÁC GIẢ
Định Hướng Nghề Nghiệp
Thực trạng đáng báo động về năng lực định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
Thị trường việc làm hiện nay tại Việt Nam đang có những biến động vô.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn kỷ nguyên số 4.0
Kỷ nguyên số 4.0 đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi nguồn.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Tìm Hiểu Về Tư Vấn Nghề Nghiệp Và Cách Định Hướng Nghề Nghiệp Tương Lai
Sự phát triển sự nghiệp là một hành trình kéo dài suốt cuộc đời kể.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Định hướng nghề nghiệp chuẩn cùng 8 loại hình trí thông minh
Nếu bạn muốn học hỏi để trở nên nổi trội, đặc biệt ở một lĩnh.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Tìm hiểu về mất định hướng nghề nghiệp ở những độ tuổi khác nhau
Mất định hướng nghề nghiệp đang là nỗi trăn trở, lo lắng của nhiều người hiện.
Định Hướng Nghề Nghiệp
Tìm Hiểu Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Học Sinh Các Cấp Bậc
Định hướng nghề nghiệp được định nghĩa là quá trình tiếp nhận kiến thức và.